Bạn hãy tưởng tượng nếu Ô tô, xe máy, xe đạp không có phanh thì chuyện gì sẽ xảy ra với người điều khiển? Nếu hương tiện giao thông của bạn khi đang lưu thông trên đường dốc hoặc gặp chướng ngại vật lúc đó mất phanh đột ngột thì chuyện gì sẽ xảy ra? Câu trả lời có lẽ ai cũng nghĩ tới đó chính là người điều khiển có thể phải đánh đổi cả tính mạng của mình. Hệ thống phanh thắng là bộ phận rất quan trọng của xe, quyết định tới khả năng di chuyển hay dừng lại khi đang lưu thông hoặc gặp chướng ngại vật. Nếu thắng phanh bị hư hỏng thì rất nguy hiểm, vì vậy vệ sinh thắng đĩa định kì là việc luôn cần thiết để kiểm tra, đảm bảo sự an toàn cho bạn và người xung quanh. Cùng Kim Hoàng Huy tìm hiểu vệ sinh thắng đĩa đúng cách cùng Onzca nhé.
Phanh là một bộ phận cực kỳ quan trọng và không thể thiếu của các phương tiện khi tham gia giao thông. Hệ thống phanh có nhiệm vụ chính là hạn chế tốc độ và cũng là công cụ duy nhất để dừng xe khi gặp đoạn đường nguy hiểm hay chướng ngại vật. Phanh dừng lại kịp thời sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Hiện nay trên thị trường có 2 hệ thống phanh phổ biến là phanh đĩa và phanh tang trống.
Là phanh có cấu tạo khá đơn giản gồm guốc phanh, trống phanh và má phanh.Cấu tạo của trống phanh gồm hộp rỗng ốp bên ngoài cố định với trục dẫn động và quay theo bánh xe, mặt trong thường được làm bằng kim loại và có bề mặt nhám tăng hiệu quả phanh.Còn phần guốc phanh thì thường được làm từ loại thép không rỉ, bề mặt được phủ một lớp hợp chất có khả năng chịu ma sát tốt. Bộ phận má phanh thường nằm bên trong tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trống phanh tạo ra sự ma sát.
Phanh tang trống có lợi thế cấu tạo kín nên phù hợp với nhiều điều kiện đường sá và thời tiết khác nhau. Với thiết kế đơn giản, việc bảo dưỡng, chăm sóc, thay thế cho hệ thống phanh tang trống thuận tiện hơn phanh đĩa. Ngoài ra, giá thành lắp đặt của phanh tang trống cũng thấp hơn so với phanh đĩa, thường sử dụng cho các mẫu xe bình dân như xe bán tải, xe khách, xe tải...
Chính vì thiết kế kín nên nó lại bị nhược điểm là khả năng giải nhiệt kém, hơi nóng trong quá trình hoạt động không thoát được. Chính vì vậy, đôi khi có những vụ tại nạn khi đi đường đèo, đi những con đường nhiều dốc gặp nhiều chướng ngại vật phải sử dụng phanh nhiều khiến má phanh và tang trống nóng lên giãn nở làm giảm mất độ ma sát nên làm giảm hiệu quả phanh hoặc mất phanh đột ngột
Ngược lại với phanh tang trống phanh đĩa có kết cấu mở nên dễ bám bụi bẩn, đất đá. Là phanh có hiệu quả cao nên đi đôi với giá thành cao.
Cấu tạo của phanh đĩa gồm một đĩa phanh gắn cố định trên phần trục quay và sẽ chuyển động cùng với bánh xe khi xe vận hành. Phần đĩa phanh này sẽ được đục lỗ hay kẻ rãnh nhằm mục đích giúp tối ưu hóa khả năng tản nhiệt cho hệ thống.
Đĩa phanh thường được làm từ những kim loại có độ bền cao, chịu lực tốt nên khó bị hư hỏng. Tuy nhiên sau thời gian hoạt động do quá trình ma sát với má phanh nên đĩa phanh sẽ xuất hiện những vết xước tròn, lúc này nên lưu ý đến tình trạng má phanh bị mòn dần. Má phanh thường sẽ có 2 cặp được lắp đặt đối xứng hai bên đĩa phanh. Khi chúng ta tiến hành bóp thắng thì 2 má phanh sẽ kẹp chặt đĩa phanh lại, từ đó làm cho xe giảm hoặc ngưng tốc độ. Do bề mặt tiếp xúc giữa má phanh và đĩa phanh có diện tích lớn, nên phanh đĩa thường mang lại hiệu quả cao hơn so với phanh tang trống.
Phanh hoạt động lâu ngày nếu không được kiểm tra vệ sinh bảo dưỡng sẽ gây ra các hiện tượng như bị kêu, làm giảm tốc độ phanh, phanh bị nặng hoặc mất phanh.
Phanh bị kêu có thể do các nguyên nhân như: má phanh bị bẩn, má phanh bị mòn, mâm phanh lỏng hoặc bị đọng nước.
Phanh bị nặng là hiện tượng khi chúng ta đạp chân phanh, người điều khiển sẽ thấy một lực phản hồi nhất định. Tuy nhiên nếu phanh bị lỗi, lực phản hồi này sẽ nặng hơn bình thường, khi đạp chân phanh sẽ cảm thấy nặng và khó khăn. Nguyên nhân có thể là do trợ lực phanh trục trặc, đường ống dẫn dầu bị tắc, bị bó phanh hoặc lò xo hồi vị bị kẹt.
Qua quá trình hoạt động một thời gian, hệ thống phanh dễ bị bám bùn đất, bụi bẩn, dầu mỡ, lâu ngày gây nên giảm tuổi thọ của phanh, giảm hiệu suất hoạt động... Chính vì thế, việc vệ sinh và kiểm tra thắng phanh định kì là điều cần thiết để bảo vệ xe, thậm chí là cả tính mạng của bạn.
Từ những thông tin trên chắc hẳn mọi người cũng biết được tầm quan trọng của thắng phanh. Vậy quy trình vệ sinh thắng phanh được thực hiện như thế nào? Cùng Kim Hoàng Huy tìm hiểu phần tiếp theo nhé.
Với hệ thống đường sá và thời tiết khắc nghiệt như ở Việt Nam thì hệ thống phanh của các phương tiện giao thông đa số phải làm việc với công suất cao, liên tục chịu lực ma sát lớn nên sinh ra nhiều muội than. Mặt khác, trong quá trình sử dụng, các bộ phận trong hệ thống phanh cũng dễ bị bám bùn đất, bụi bẩn, dầu mỡ… và nhiều chất ô nhiễm khác. Vì thế, hệ thống phanh xe thường rất nhanh bẩn, giảm hiệu suất hoạt động nên cần lưu ý vệ sinh thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thường hệ thống phanh các phương tiện giao thông khá giống nhau, chúng đều có chức năng chung là giúp người sử dụng giảm hoặc ngưng tốc độ khi đang di chuyển trên đường, giúp tránh khỏi chướng ngại vật và giảm thiểu rủi ro. Vì chúng khá giống nhau ở mặt kết cấu nên mình sẽ đưa ra một quy trình vệ sinh chung cho tất cả hệ thống phanh xe như sau:
Bước 1: Tháo cụm phanh, thay thế bảo trì bảo dưỡng.
Bước 2: Xịt dung dịch rửa bụi bẩn và bụi amiang trên hệ thống phanh cũng như các chi tiết trên phanh.
Bước 3: Lắp đặt hệ thống phanh lại như ban đầu và tra thêm mỡ bôi trơn chịu nhiệt (KOP) vào các chi tiết tăng chỉnh phanh, các khớp truyền động, tránh bôi vào đĩa phanh và má phanh.
Bước 4: Sau khi lắp đặt xong xịt thêm 1 lần nữa lên hệ thống phanh, loại bỏ các vết mỡ còn bám trên phanh.
Lưu ý: Đừng quên khởi động xe chạy thử kiểm tra quá trình vệ sinh bảo dưỡng xe vừa làm có ổn chưa trước khi bạn sử dụng lưu thông đường dài.
Ngày nay, ngành công nghiệp ngày càng cải tiến, sản xuất ra những sản phẩm vệ sinh thắng phanh rất tiện dụng, vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian. Các dung dịch này thuộc dạng chai xịt, có thể xịt trực tiếp sản phẩm vào nơi thắng đĩa cần vệ sinh, nó sẽ tự bóc tách chất bẩn làm sạch hệ thống phanh. Một trong những dung dịch được giới chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc xe tin dùng phải kể đến là MC308.
Chính vì sự phát triển ngành công nghiệp không ngừng nên sự cải tiến về cả số lượng và chất lượng sản phẩm đều có xu hướng đi lên. Vì điều này nên trên thị trường chăm sóc xe hiện nay có rất nhiều sản phẩm được bán tràn lan, có những sản phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu có an toàn cho người sử dụng không. Để tìm được nơi cung cấp sản phẩm uy tín không dễ. NDSG xin giới thiệu với Quý Khách sản phẩm MC308 chất vệ sinh bảo trì thắng đĩa nhãn hiệu Onzca xuất xứ Châu Âu. Điều đặc biệt của sản phẩm này so với các sản phẩm khác trên thị trường là không chứa Acetone (tham khảo bài viết Acetone là gì? ảnh hưởng của acetone với đời sống con người), một hợp chất hữu cơ gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng nếu không được sử dụng đúng cách. MC308 là chai xịt vệ sinh thắng đĩa kèm công dụng bảo trì bảo dưỡng luôn nên rất tiện lợi cho Quý khách sử dụng “một công đôi việc”.
MC308 vệ sinh bảo trì thắng phanh.
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm : MC308 Brake Cleaner Disc Drum Xuất xứ : ONZCA / EU Thành phần : Hỗn hợp đa chức năng của dung môi aliphatic, acetates, alcohols. Không chứa clo và axeton Dạng chai xịt Màu : Transparent Dung tích : 500ml Quy cách đóng gói : 500ml – 12 chai/thùng.Ứng dụng:
Tẩy rửa dầu mỡ, bùn đất, hắc ín, chất gỉ, dư lượng lâu ngày gây rít kẹt bất thường và giảm hiệu suất phanh; phù hợp cho cả hệ thống phanh đĩa và phanh tang trống xe Tẩy rửa một cách nhanh chóng và an toàn cho người sử dụng. Nhanh khô và không để lại vệt, kìm hãm bụi amiang và dư lượng độc hại phát tán Dùng được cho cả hệ thống phanh ô tô và xe máy.Hướng dẫn sử dụng:
Lắc đềuchai xịt vệ sinh thắng đĩa trước khi sử dụng. Xịt sản phẩm lên các hệ thống phanh cần được làm sạch từ khoảng cách 20 đến 25cm. Vài giây sau, dùng bàn chải để loại bỏ chất bẩn. Xịt lại sản phẩm một lần nữa và lau sạch bằng khăn vải. Nếu cẩn thận nên tra lại mỡ chịu nhiệt KOP cho các chi tiết truyền nhiệt trước khi lắp đặt phanh. Lắp đặp hoàn thiện và kiểm tra độ an toàn của phanh bằng việc chạy thử.Trên đây là toàn bộ thông tin ad muốn chia sẻ về việc vệ sinh thắng đĩa cho xe của bạn. Dù bạn là người đang sở hữu xe hơi, xe máy, hay xe đạp thì bạn cũng nên chăm sóc, bảo dưỡng “người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường” của mình chu đáo, đó cũng là bảo vệ chính bạn và người thân.
Vui lòng đợi ...